Author Archives: daysss

About daysss

notthing for free

Xe máy từ đâu tới ?

Để rườm rà thêm tình hình, xin trích wiki khái niệm quy hoạch đô thị để hiểu cơ bản về bộ môn hardcore này.

“Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế – xã hội- môi trường, an ninh – quốc phòng.”

Nói cho zui thì quy hoạch đô thị gần giống với quy hoạch bo mạch máy tính. Ở đấy các tụ, các thiết bị đầu cuối nắm giữ những chức năng riêng được sắp xếp sao cho đảm bảo hiệu năng, giao thông nguồn theo các tiêu chí được định hướng trước tùy theo đặc thù của từng cái bo mạch. Nhưng để cái máy tính vận hành trơn tru thì bo mạch chủ đương nhiên phải đảm bảo các chức năng giao thông, công suất vận hành…

Công suất hoạt động của một thành phố được tính toán dựa trên số dân trong thành phố và khi định hướng quy hoạch phát triển dài hạn, các nhà quy hoạch sẽ tính toán số dân phát triển trong khoảng thời gian, ví dụ tầm 100 năm để đạt tới phát triển bền vững( một khái niệm hết sức trừu tượng :D),theo đó mà đưa ra những hướng quy hoạch dài hạn để buil cái bo mạch chủ đủ để cài cắm thêm các thứ khi hoặc động hết công suất (số dân của 100 năm tới).

Đặc thù của đa số các đô thị ở Việt Nam nhìn chung là tự phát. Không được phát triển dựa trên một tầm nhìn quy hoạch có sẵn theo kiểu hạ tầng đi trước, kinh tế theo sau. Ví dụ điển hình và có lẽ là sớm sủa nhất ở Vn về chuyện đô thị là khu phố cổ (cũ) Hà Nội. Khu phố này được hình thành tự phát theo cách rất tự nhiên của thị trường, thành khu phố bán lẻ đầu tiên ở Vn. Nhìn rộng rộng ra sẽ thấy nó chẳng khác gì một khu shopping mall ngoài trời đầu tiên ở Vn. Đến nay nó vẫn hoạt động ì ạch với đầy đủ các loại phương tiện từ lớn tới nhỏ, từ không động cơ di chuyển 5km/h, cho đến các loại động cơ hàng nghìn mã lực cùng nhau luồn lách qua những luồng giao thông vốn trước đây được xây dựng cho người đi bộ, xe kéo, xe trâu, ngựa… Buồn thay, cho đến giờ, mô hình bán lẻ bám đường này vẫn phát triển ngày càng rực rỡ, nhân rộng trên toàn cõi Việt Nam.

Việc chỉ có vài luồng giao thông nhỏ tải hầu hết các chức năng, từ đi mua bán lẻ, đưa con tới trường, tới công sở, ra chợ, đi cafe, đi ra công viên, đi đổ rác, hát karaoke, đi nhậu, đi biếu sếp hay đi tới nhà bồ nhí đều bị tiếp xúc nhau dẫn tới phải leo lên đầu lên cổ nhau mà đi. Nếu xem các luồng giao thông con người là các nguồn điện cấp cho từng loại thiết bị trong bo mạch chủ thì chắc chắn các đô thị Vn đã tự nổ tung từ lâu rồi. Những dòng điện âm, dương có cường độ khác nhau tiếp xúc nhau thì bị chập điện, bo mạch chủ cháy nổ là đương nhiên.

Tại sao phải là xe máy?

Nếu tổ chức một cuộc thi đi bộ giữa các thế hệ hiện đại và các thế hệ 100 năm trước thì chắc chắn phần thắng sẽ thuộc về người quá khứ. Chắn chắn tôi sẽ chọn xe máy nếu đoạn đường từ nhà ra chợ 300m không có vỉa hè cho người đi bộ, nếu phải đi bộ, bạn sẽ bị đối xử không khác một thằng ăn cắp đang trốn chạy khỏi những con chó hung tợn trên những con đường đầy bụi dưới nắng chói chan hay bì bõm với cứt nổi lềnh phềnh khi trời mưa. Thể chất của người Việt kém đại đa số thế giới không phải vì thiếu sữa mà là thiếu vận động. Bản chất ngành nghề càng ngày càng ít cần vận động, cộng với các đô thị Vn đã tướt bỏ quyền đi bộ nơi công cộng, cộng với tính lười biếng có sẵn trong mỗi chúng ta. Người Việt hiện đại đã được sinh ra kèm với chiếc xe máy, tiếng đứa bé Vn khóc oe oe đã pha một ít tiếng pô xe máy rồi. Nếu sống trong một đô thị đã được gọi là phát triển bền vững, bo mạch chủ đã được buil chuẩn. Bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều bất chấp việc có thích hay không? Nhưng tại sao phải chọn đi xe máy khi bạn có thể vừa đi bộ ra trạm xe bus vừa có thể bắt bướm đuổi hoa dưới những tán cây xanh mát, vừa ngắm những cặp mông nguẩy lên xuống dưới anh sáng huyền ảo của mùa thu Hà Nội :D. Việc đầu tiên chánh quyền cần làm khi mong muốn khuyến dụ nhân dân rời xa xe máy là nghĩ đến người đi bộ. Trả lại quyền được đi bộ, quyền được đuổi bướm bắt hoa và ngắm những cặp mông tung tăng trong thành phố. Ví dụ như vừa rồi mr. Chung Con làm mấy chuyện rất được là tạo ra những khu đi bộ thí điểm (làm thật luôn đi cha) cuối tuần ở bờ hồ. Nhờ đây mà tình cha con tôi được làm sâu sắc thêm, tôi rất khoan khoái nhìn nó chạy thoải mái, lượm lá đá ống bơ trong những chiều cuối tuần

Lịch sử phát triển tới xe máy.

nhìn lại lịch sử hình thành đô thị thì có thể thấy xe máy là một hệ quả đương nhiên của nhà ống. Xe máy được lựa chọn vì nó đơn giản là rất tiện lợi để tiếp cận với tất cả các dịch vụ nhỏ lẻ hoạt động trong nhà ống. Từ việc ăn ở, đến kinh doanh, làm dịch vụ đều được dựa theo nhà ống mặt đường theo mô hình phố cổ HN. Xe máy được ưa chọn bởi nó là phương tiện cơ giới cá nhân nhỏ nhất, tiện lợi nhất và rẻ tiền nhất. Tất nhiên cái gì tiện lợi và rẻ tiền cũng đi kèm sự dễ giải. Xét từ mỗi cá nhân thì xe máy quả là tiện lợi, tính tiện lợi và dễ giải vượt ra khỏi khuôn khổ an toàn của luật giao thông. Xe máy dễ dàng đâm ngang,  rẽ dọc, luồn lách vào bất cứ ngỏ ngách nào đủ rộng cho người đi bộ. Dù có ý thức đến mấy thì người đi xe máy cũng dễ dàng phạm luật giao thông bởi tính cơ động của nó cho phép người dùng phi lên bất cứ vĩa hè nào, lấn qua làn trái để vượt đường nếu cần thiết. Có anh bạn người Do thái mới ngày đầu qua Vn đã phát biểu với tôi ngay rằng “giao thông của bọn mày thật ưu việt và tiện lợi vì mỗi cá nhân đều có thể đi lại dễ dàng bằng xe máy”. Tôi bảo anh cứ quan sát thêm lâu lâu rồi hẳn kết luận. Tôi hiểu rằng người dân sống trong hầu hết các đô thị đều có những bức xúc riêng về giao thông nơi đô thị đó. Rất khó để có thể cân bằng sự tiện lợi giao thông cho mỗi cá nhân với lợi ích chung của toàn đô thị.

Các đô thị đã đạt đến tầm phát triển bền vững ở Tây âu, Bắc mỹ vốn đã được kế thừa từ những chiếc xe ngựa bốn bánh có kích thước tương đương các loại oto bây giờ, cách tổ chức không gian ở , làm việc và tư duy về giao thông, kết nối hạ tầng cũng dễ dàng đi theo hướng phát triển từ xe ngựa bốn bánh đến xe động cơ hơi nước và xe xăng hiện đại. Quay lại Vn, từ việc đi bộ, xe người kéo đến xe đạp và lên đời thành xe máy trên cơ sở hạ tầng có sẵn không cần nâng cấp như một kịch bản rất rỏ ràng. Một giai đoạn nào đấy trong quá khứ, Vn đã từng có cơ hội để nâng cấp đô thị khi người Tây âu tới, những khái niệm quy hoạch đô thị đã ra đời. Nhưng chẳng may, sau khi làm cách mạng thành công, giới công nông quyết định đóng cửa đất nước. Bần nông chỉ có xe đạp và dần đc thay thế bằng honda cub thần thánh khi thị trường mở cửa, tuyến đường xe điện duy nhất ở Hn đc kế thừa từ người phương tây cũng bị dẹp bỏ, nhường lối cho xe máy, nhường lối cho sự bế tắc của chính quyền mới với tầm nhìn trống rỗng trong phát triển đô thị.

Thử nghĩ cách xa rời xe máy.

như đã dài dòng ở trên, giờ xin nêu ra vài hướng đi để từng bước chuyển đổi từ tư duy đến hành động, xoá bỏ được thói quen dùng xe máy, hay rộng hơn là phương tiện cơ giới cá nhân.

Người đi bộ,

tất cả các kế hoạch lớn lao khác chắc chắn sẽ phá sản nếu không trả lại được đôi chân cho người Vn, thuận tiện nhưng vô kỷ luật vì xe máy ảnh hưởng không ít đến cách tư duy tương tự của người Vn trong nhiều vấn đề của đời sống khốn khó. Nghĩ ngắn, làm vội và dẫm đạp lên nhau mà sống. Lan man quá nhiều đến vấn đề triết lý xàm sẽ chẳng đi đến đâu, nên quay lại chủ đề chính.

Nếu chính quyền không tạo ra những hành lang đi bộ đúng nghĩa trong bán kính từ nhà đến  các điểm ga xe bus, tàu điện thì việc cố gắng xây dựng hệ thống giao không cơ khí công cộng là vô nghĩa. Hay ít nhất , một hành lang đủ an toàn và riêng biệc cho xe đạp di chuyển trong những bán kính nhỏ đến trường học, chợ, bến trạm…Tất nhiên phải luôn đủ nơi gửi xe tử tế,    dịch vụ thông minh, gọn nhẹ. Tiến tới đối xử tử tế và ưu tiên người giao thông phi động cơ lên hàng đầu.

Xe bus,

đương nhiên là thứ không thể thiếu để phát triển giao thông công cộng. Nhưng xe bus thế nào?  Xem người đi là khách hàng để phục vụ hay chỉ là đám của nợ ngày nào cũng phải cõng. Điều kiện đường sá ngày xưa vốn cho xe trâu bò đi, giờ vẫn thế nhưng nhập nguyên con mẹc 53 chỗ tiêu chuẩn âu về chạy liệu có đúng ? nghiên cứu tự ráp những xe khổ đúng với người Vn, đường Vn và tình trạng giao thông cho trâu bò ở Vn. Chánh phủ thấy không đủ sức làm thì nên tư nhân hoá, xã hội hoá xe bus nội đô, hehe chánh phủ lại có thêm thời gian mà giữ nước, cố gắng sánh bằng năm châu :D.

Lớp đô thị thứ 2,

song song với những giải pháp ngắn hạn, nghĩ đến những cách làm hiệu quả dài hạn hơn . Việc phải nghĩ cũng giống xe máy, làm sao để người Việt thoát được nhà ống. Vì như đã rườm rà ở trên, nhà ống và xe máy giống một cặp đôi pê đê yêu nhau rất cuồng loạn. Sẽ rất khó để ở nhà ống mà không đi xe máy trong hoàn cảnh Vn, thật khó để chia đôi cặp pê đê này nếu không nghĩ cách để đừng sinh ra pê đê. ( chỉ là cách nói cho vui, mấy bạn pê đê đừng nhạy cảm)

Như những khu phố cũ, những quận nội thành cũ như ở Hà Nội hay Sài Gòn là những cái main board đã quá lạc hậu, đã quá cũ, nó được build lên như cách anh thợ điện tay ngang nhặt nhạnh các thứ ở chợ trời  ráp thành. Những khu phố bất khả quy hoạch bằng tiền vì nếu phải di dời đám nhà ống mặt tiền để mở rộng đường cho giao thông thì những con đường đắt nhất vũ trụ sẽ luôn nằm ở Vn. Cách khả dĩ nhất là chồng thêm một mainboard mới lến cái cũ đang có, giảm dần công suất giao thông trên lớp cũ. Giảm tải giao thông và nguồn tiếp cận cho các nhà ống, tiến tới tước bỏ khả năng làm kinh doanh của nhà ống mặt tiền, tự khắt thị trường bất động sản đầy mưu mẹo sẽ có cách hướng tiêu dùng về đúng hướng. Ví dụ như trục  đường Tôn đức Thắng, Tây sơn ở Hn, các bác cứ mạnh dạn tán thêm một lớp đường trên cao, mỗi bên đủ hai làn oto. Bần nông nhà ống lấn chiếm vô phép vô thiên (tchỉ cần tiền) hai bên đường tự nhiên mất mặt tiền kinh doanh mà lại phải chịu đựng tiếng ồn thì tự khắc suy nghĩ lại… Lúc này khả năng giải quyết nhà ống sẽ gọn nhẹ hơn nhiều :D, các bác tha hồ mua cả phường, cánh đồng sẽ trở nên xanh mướt với những chú bò kts lần nữa. Công cuộc xây nhà tầng và phát triển đô thị theo chiều thẳng đứng bắt đầu. Đành rằng những cánh rừng bê tông cứ thế mọc lên, chúng ta sẽ đuổi kịp với Sanh ga po, Hông Koong trong nay mai hehe, và ít nhất chúng ta không đạp lên nhau mà chạy như những bầy cừu lần nữa.

 

ps : người viết vẫn hằng ngày chen chúc cùng bầy cừu với xe máy 😀

 


trên hoang mạc của biển cả

Như những con chim bói cá

mãi miết bay tìm những con thuyền

biển chỉ còn những cơn sóng trắng

phủ bạc đầu đánh mãi thời gian

 

Không còn những đất liền cập bến

những con thuyền trơ đáy  trên cồn xác

tôi cứ bay trên đôi cánh trụi lông lả tả

gió khét mùi tóc cháy phủ bụi tro

những thân xác lềnh bềnh mặt nước

ánh tráng chiều đốt cháy những đụn mây đen khịt

thiêu cháy cả những âm thanh vọng từ ký ức

Nổi nhớ nhà bốc hơi trong muối biển

Chỉ còn lặng câm và cô đơn.

 

Như con chim bói cá cuối cùng ,

tôi bay đi tìm bóng những con thuyền

trên hoang mạc của biển cả bao la

 

 

 

 

 

 

 

 


Phấn đấu làm người

Chỉ với mong muốn chia sẻ những điều đơn giản trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, những niềm vui nhỏ nhoi hằng ngày để thấy rằng cuộc sống vốn đơn giản và nhẹ nhàng như chính vốn có của nó.

Bắt đầu trong một việc rất đơn giản là mua một bó hoa về cắm trong nhà, nhưng thấy sao với xã hội bây giờ nó khó khăn đến thế.  Việc đi mua một bó hoa để cắm, xuất phát điểm chỉ đơn giản là thằng người yêu cái đẹp , yêu thiên nhiên, yêu cái gần gũi nhất trong đời sống thiên nhiên của một thằng người. Bây giờ, ở những thứ lý thuyết xã hội, bình quyền nam nữ, ga lăng trai gái… mọi thứ đều trở nên phức tạp, nhiều tranh cãi, nhiều phong trào đấu tranh… Nhưng điều đơn giản nhất mà người ta quên mất chỉ đơn giản là thấy bó hoa đẹp để mua về nhà cắm.

Tại sao gái luôn mong muốn bọn người mua hoa tặng bọn nó nhân ngày gì gì đấy, vì đơn giản bọn mua hoa luôn vì trách nhiệm, vì thể hiện, vì ga lăng, vì mưu cầu một mục đích khác ngoài chuyện đơn giản là mua một bó hoa, vì muốn chia sẻ niềm hạnh phúc đơn giản là mua bó hoa về nhà để cắm. Tại sao không làm được việc đấy từ  xuất phát điểm đơn giản là niềm vui sống hằng ngày ? Những giá trị xã hội vốn được xây dựng bởi đám bu si nít , đám lợi dụng sự ngu muội của đám đông để phức tạp hóa vấn đề, nâng tầm giá trị để chúng nó bán được gấp 15 lần bó hóa trong những ngày phong trào.

Ngày 8/3 đương nhiên tôi không mua hoa vì đơn giản nó không đẹp và quá đắt so với những ngày bình thường chứ không phải tôi bài xích phong trào hay vì một giá trị thể hiện gì khác. 8/3 tôi mua về nhà 2 chai rượu vang hồng vứt vào tủ lạnh ( ngày bình thường tôi mua vang trắng để uống) với giá bằng 1 bó hoa, tối muộn tôi mở chai vang hồng, rủ vợ uống cùng, vợ hơi trách tí vì thái độ tôi mua về bỏ vào tủ lạnh chứ không phải đưa cho vợ thấy trước. Nhưng cuối cùng vợ cũng happy, vì được cả hoa lẫn rượu trong một ngày bình thường, với những niềm vui giản dị mà hằng ngày ai cũng có thể làm được.

Những chuyện đơn giản như một anh thợ vẽ , vẽ một cái nhà. Nhưng thấy bây giờ các thợ vẽ đau đáu lắm, trăn trở nhiều lắm lắm sau khi xem những cái ảnh đep lung linh trên mạng. Trăn trở phức tạp để đến độ các anh thợ vẽ gọi là kiến trúc sư bây giờ vẽ một cái nhà nó không giống cái nhà nữa, do xem ảnh đẹp nhiều nên các anh vẽ nhà bắt đầu giống quán cafe, giống khách sạn, resort hay thậm chí giống cái oto. Đau đáu đến độ đánh rơi nghĩa vụ phải vẽ ra cái nhà.

Môi trường giáo dục sai tạo ra mọi thứ đều sai, chính trị dù theo một đảng phái hay một mớ triết lý nào thì cái cuối cùng nó phải phục vụ là số đông quần chúng. Chính trị không tồn tại chính nghĩa nếu bỏ qua thiên chức cơ bản là phục vụ xã hội. Thử xem số đông là bó hoa, thì người mua hoa đầu tiên phải có tình yêu với hoa, tình yêu với tính người trong bó hoa đấy. Nếu không có xuất phát điểm đấy, loài động vật hai chân hai tay vẫn là những con khỉ bắt chước làm người.

Trào lưu đám đông bây giờ hay so sánh với người Nhật, Người Đức, Người Do thái… Nói là hâm mộ và ước muốn thì đúng hơn. Mơ ước thì nhiều, nhưng hơi ôi đám đông chưa bắt đầu sống tử tế như một thằng người nhưng đã mong ước thành người thượng đẳng.

Tôi hay nấu bếp, đôi khi trong bếp chỉ còn vài củ khoai tây, tôi thậm chí chẳng có con dao nào để gọt vỏ khoai, nên sau 2 giây suy nghĩ, tôi quyết định làm món khoai tấy nướng hoặc luộc. Trong tình huống của tôi, với rất nhiều bạn trẻ nấu ăn siêu sao là quyết định chạy đi siêu thị để mua ngay một bộ tool gọt vỏ khoai tây để làm món khoai tây nghiên, khoai tây bỏ lò… Nhưng điều cuối cùng trong tinh thần để tạo ra một món ăn thì các siêu sao không làm được. Món ăn ngon bởi lúc thích ăn, cần ăn chứ không phải vì được trang trí đẹp hơn, vì giá trị của bức ảnh chụp thức ăn hay vì thể hiện một đẳng cấp gì đấy…

Làm sao có thể tiến hóa thành người thượng đẳng mà bỏ qua những trải nghiệm, những lao động để cải tạo , phát triển phương tiện sản xuất, nói những câu chuyện say mê sau khi nghiên cứu ra một thành quả đơn giản là cải tạo cái dao gọt khoai tây cho chính mình, gọt những củ khoai của chính mình bằng tỷ lệ con người mình để nấu ra những món ăn cho mình… Nếu không bắt đầu sống thực thà với đời sống hằng ngày, những sinh hoạt giản dị và đầy niềm vui sống hằng ngày.

Vì đám đông chưa thành người, chưa sòng phẳng và đối diện đàng hoàng như những thằng người tối thiểu. Vẫn lừa, vẫn cơ hội đớp hít, vẫn đầy toan tính trộm cướp của bầy khỉ đột, vẫn nhìn nhau qua cái nhìn của bầy khỉ.

Tôi có vài anh bạn, mỗi anh một tính cách,  tính cách và phong cách các anh đều rất vãi trong đám đông ngu muội mà tôi nhìn thấy hằng ngày. Có anh họa sỹ bạn tôi luôn phấn đấu làm người chỉ để vẽ một con người cho đúng một con người, tôi rất tôn trọng anh ấy trong đám người. Tôi có mấy anh bạn làm ca sỹ, anh ấy luôn phấn đấu để hát đúng nhạc, nhả đúng lời trước khi anh ấy muốn sáng tác hay trở thành nghệ sỹ, tôi tôn trọng anh ấy rất trong đám người. Ngược lại, tôi cũng có những anh bạn sinh ra đã là “nghệ sỹ” rồi, nhưng còn vài điểm hơi thiếu sót, những anh bạn đấy đã trở thành “nghệ sỹ” trước khi làm thằng người…

 

Xem những phim tư liệu về đề tài quả đất hình thành từ đâu, vũ trụ đã sinh ra bao lâu.. Ta thấy những con khỉ thành người tồn tại ở đây chỉ trong cái chớp mắt của vũ trụ, trong một vài trang của quyển sách quả đất. Có thể là một vài trang rất đáng đọc, nhưng nếu thằng người vẫn là loài khỉ đột bắt chước thì cũng chỉ hai dòng trong quyển sách đấy. Chỉ là cái chớp mắt của vụ trụ, nhưng đám đông mới chỉ hao hao giống người.jb

 

 


Đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông, Suối Tiên-Bến Thành. Đôi lời thông não bò

Khuyến cáo : tạm bỏ qua tư tưởng chống Tàu, tư tưởng chính trị, tư tưởng chống tham nhũng, nói chung là đừng “tư tưởng” khi đọc bài này.
Tổng quan :
1. Tuyến Cát Linh -Hà Đông
Tổng mức đầu tư sau phát sinh : 868 triệu USD
Tổng chiều dài : 13,05km
mức đầu tư trên 1 km : 66,5 triệu USD
2. Tuyến Suối Tiên-Bến Thành
Tổng mức đầu tư sau phát sinh: 2,49 tỷ USD
Tổng chiều dài: 19,7 km
mức đầu tư trên 1km: 126 triệu USD
Kết luận : Có thằng buôn lợn mới phất, cầm tiền đi mua chiếc Huyndai I 10 về chạy. Chạy được vài hôm thì mấy đứa trẻ con nhà anh trọc phú mang xe Huyndai I 10 của bố ra so sánh với chiếc Range Rover cáu cạnh nhà thằng trọc phú buôn bò sát vách . Trọc phú buôn lợn tức lắm, bèn phàn nàn với nhà sản xuất là tại sao chiếc Huyndai I 10 trông nó đeck giống con Range rover thằng hàng xóm ???
Tại sao chặt cây ?
Nếu có con bò nào đòi quy trách nhiệm, đòi bắt tù bọn chặt cây trên đường Nguyễn Trãi thì người đầu tiên cần phải bắt là thằng phê duyệt dự án, chính xác là phê duyệt phương án thi công cho tuyến đường sắt trên cao này . Nhà thầu thi công Tàu Khựa đã mang đến Annam một phương án thi công lạc hậu nhất cho gói thầu này . Tất nhiên, phương án thi công nó ứng với mức đầu tư của dự án. Ví như thằng trọc phú buôn lợn, hắn bỏ 10 nghìn đô, đòi bác sỹ thẩm mỹ phải bơm vá con vợ hắn làm sao ngon được như con hoa hậu mới tậu của thằng trọc phú buôn bò sát vách.
Thẩm mỹ viện đồng ý làm nhưng có trình bày là con vợ xấu của hắn sẽ phải chịu nhiều đau đớn hơn do không có tiền tiêm thuốc mê. Thời gian bơm vá sẽ lâu hơn vì không đủ tiền thuê nhiều bác sỹ xịn và thời gian xử dụng sẽ ngắn hơn do không đủ tiền bơm silicon xịn. Bác sỹ cũng khuyến cáo là chỉ nên bóp nhẹ khi xử dụng và thẩm mỹ viện không có bất cứ trách nhiệm bảo hành vú, đít, hay bất cứ bộ phận nào của vợ tên trọc phú buôn lợn. Vì sĩ diện, tên trọc phú đã đồng ý tất cả.
Phương án thi công của Tàu khựa cho dự án này là dùng cần trục trọng tải lớn như cách thi công đóng tàu biển siêu trọng (loại dùng cho cảng container) để  nâng ghép các đốt bê tông dài 20m2 một cách thủ công . Riêng biện pháp thi công thì không thể so với tuyến Suối tiên- Bến thành vì Nhựt bổn đã áp dụng công nghệ lắp dầm hẫng, đây được xem là công nghệ mới nhất cho các dự án đường sắt trên cao vì ngoài những yếu tố kỹ thuật tiên tiến, công nghệ này không làm cản trở giao thông lúc thi công dự án. Ở đây bò có thể thấy  là giá trị của 2,4 tỷ đô khác nhau thế nào với 868 triệu đô
dam_6_zing

với những cần trục này, nếu không chặt cây, bọn bây bảo ngộ phải làm sao để thi công hả bò ?

Control_Tech_Felixstowe

cách vận chuyển này chỉ áp dụng trong môi trường công nghiệp, nơi có hành lang rộng, không có bò chạy lông nhông. Vì quá ít tiền, Ngộ lại cho vay nên Ngộ đề lị với mấy Lị công nghệ siêu tiết kiệm này

 

metro1

Hehe, ngon chưa ? gần hai tỷ rưỡi tiền Chú Sam mới có Lị

 

 

HCM-250776-3

Ờ, muốn giữ cây, muốn xây đẹp, muốn vệ sinh như này thì làm ơn chi thêm cho ngộ , tiền nhiều thì ngộ làm như Nhựt ngay và luôn !

 

Tại sao không thẳng ?

Về cơ bản, tuyến đường sắt trên cảo Hn và Sg áp dụng cùng một khổ ray 1.435 m cho hệ thống Metro rail, và vận tốc tàu tương đương, nhưng ở Hn áp dụng quy chuẩn Tung Khựa và Sg áp dụng quy chuẩn Nhựt Bổn. Cả hai tuyến đường ray này đều cần thay đổi cao độ ( không phẳng ) để tăng giảm vận tốc lúc ra vào ga bằng luật quán tính. Giảm ăn mòn do phanh, giảm nhiên liệu lúc cần tăng trớn xuất phát. Tóm lại là vạn vật sinh ra dưới một hình dáng nào đấy đều có lý do mà thượng đế đã ban cho.Ví dụ bò thì phải gặm cỏ rồi về chuồng nằm nhai lại. Bò Kobe đôi khi được nghe giao hưởng, uống vang trắng để cho ra loại thịt bò đã được ướp vang trắng với giá trị cao hơn thịt chó vỉa hè gấp nhiều lần !

Những con bò ăn cắp ảnh để so sánh HN-SG đã lấy ảnh những đoạn cao độ bằng để so sánh với ảnh đoạn ra vào ga ở HN. Về mật độ ga tàu thì đường sắt ở Hn cũng có mật độ phân bố ga dày hơn vì 100% tuyến CL-HD là nội đô.

bangkok-skytrain

hệ thống tàu trên cao ở Bangkok, loại tương tự ở Sài Gòn. Công nghệ Nhựt bổn, thi công Nhựt bổn. Các con bò để ý những đoạn nhấp nhô nhé !

 

BTSskytrain

Hệ thống nhấp nhô của Thái Lọ chắc không phải do Tàu Khựa làm mà ra

bangkok7

độ dốc lúc tàu vào ga

 

ss

So Sánh để có lợi cho một chủ ý hay đơn giản là ngu xuẩn nhiều khi làm kích động những con bò đang yên lành gặm cỏ

Tạm thời quá bận rộn lau đít, dọn cứt cho con nhỏ. Chỉ mong với bài ngắn này có thể giúp những con bò hiểu ra rằng, bò chỉ nên gặm cỏ thôi chứ bò bàn về Skytrain khéo lại thành tiến sỹ hết thì bỏ mẹ !

Nguồn ảnh: Ăn Cắp


Những dấu chân Asin

Dấu mùa đông trong tay áo
Từ mùa hè năm trước
Thỏ thẻ dưới gót chân
Một Asin tan nát

Em đứng trên ban công
Hứng mùa đông từ đống phân chim
Đợi những cơn gió
Thổi cô đơn vào tóc
Em thổi vào mắt tôi phủ bụi mờ

Dấu chân in trên những vũng lầy
In trên cát lún
In trên những mặt hồ và biển lặng

Dấu chân in trong gió
Những dấu chân Asin


Một bài thi kiến trúc cũ

Hà Nội luôn là Hà Nội, tư duy luôn chỉ dừng ở mức trang trí chắp vá kiếm ít tiền thừa. Dưới đây là một bài thi năm 2013 bị ban giám khảo loại vì đã vượt quá giới hạn ” Trang Trí” của đề bài. Post nhân sự kiện trang trí đường đá phố cũ Hà Nội. ( các ảnh Khổ A0 – click để xem khổ to hoặc download để xem chi tiết )

VỀ HIỆN TRẠNG

Lịch sử

Khu vực dự án là tập hợp những dãy phố và quảng trường nhỏ có lịch sử lâu đời và đầy biến động qua trải dài qua các thời kì lịch sử thăng trầm của xã hội Việt Nam. Đến hôm nay, những dãy phố này vẫn mang trên mình đầy ắp những dấu tích về những biến cố , những thay đổi lịch sử từ xã hội Việt Nam phong kiến, đến những biến chuyển dưới chế độ thực dân Phương Tây cho đến ngày nay, tác động của những chính sách Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phố Hàng Đào

Con phố dài 260m này là khu phố buôn bán hàng hóa quan trọng bậc nhất trong khu 36 phố phường, đã có tuổi đời trên dưới 600 năm. Dù chỉ là một đoạn phố ngắn nhưng con phố là cửa ngõ của cả khu 36 phố phường khi được tiếp xúc với quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, dẫn lối đến chợ Đồng Xuân và những phố hàng hóa khác. Tên “Hàng Đào” đơn giản mang nghĩa chỉ mặt hàng được bán trên phố như mọi con phố khác trong khu vực. Nó được hình thành trên tinh thần buôn bán tiểu thương truyền thống của dân xứ kinh kỳ Thăng Long là “buôn có bạn, bán có phường”. Cách tư duy này cho thấy từ rất sớm, người Việt Nam đã có một ý thức quy hoạch phố phường theo công năng, ngành nghề và phân phối hàng hóa theo từng khu vực, đồng thời cho thấy tinh thần tập thể trong kinh doanh của họ. Dù là những hộ gia đình cá thể buôn bán độc lập nhưng họ luôn thống nhất một mặt hàng duy nhất trên cùng một phố để tạo ra sức mạnh phường hội, sức mạnh tập thể trong kinh doanh và hơn hết là một thương hiệu độc quyền của con phố.

Phố Hàng Đào là con phố bán vải lụa nhuộm màu, chủ yếu là sắc đỏ (“Đào” chỉ sắc đỏ). Lụa đỏ là mặt hàng xa xỉ được ưa chuộng nhất thời bấy giờ nên ta có thể hình dung ra cảnh người ngựa tấp nập tại đây, như một khu shopping mall sang trọng 600 năm về trước.

Phố Cầu Gỗ

Vẫn nằm trong hệ thống khu 36 phố phường, nhưng Phố Cầu Gỗ lại được đặt tên theo đặc điểm lịch sử của con đường này. Vào thời điểm hình thành, trên phố có một cầu gỗ bắc qua con lạch nhỏ cắt ngang đường. Ở đây cần nói thêm về đặc điểm địa lý khu vực này thuở hình thành. Cả khu 36 phố phường thời kỳ sơ khai là một vùng đất chằng chịt sông lạch nhỏ và các rẻo đất được bồi đắp. Sở dĩ các con phố là những đoạn nhỏ và ngoằn nghèo là vì được hình thành nhờ nương theo thế đất. Để đi đến hiện trạng như bây giờ, khu 36 phố phường đã phát triển trên những dải đất nhỏ được bồi đắp tự nhiên. Người xưa đã dựa vào đó để cơi nới, uốn nắn trên nhu cầu tự phát để dần hình thành những đoạn phố nhỏ uốn lượn như bây giờ.

A0-01

Quảng trường Đền Bà Kiệu

Đây là khu vực có bề dày lịch sử kiến trúc lâu đời nhất khi có các di tích như đền Bà Kiệu, cổng tam quan vào đền (đã bị thay đổi ít nhiều). Cạnh đấy là cầu gỗ Thê Húc cổ xưa dẫn lối vào ngôi đền Ngọc Sơn soi bóng trên mặt hồ. Ngày nay, đây này là điểm đến quan trọng nhất trong khu trung tâm, “trái tim” thành phố Hà Nội. Nếu dạo bộ một vòng hồ Hoàn Kiếm thì khu vực này sẽ níu chân người bộ hành lâu hơn cả bởi sự hấp dẫn của những di tích cổ dưới những bóng cây râm mát. Cụm di tích này tuy khiêm tốn nhưng lưu giữ câu chuyện lịch sử kiến trúc, đời sống văn hóa tâm linh của người Việt xưa. Hình ảnh mái đền nhấp nhô màu rêu thâm dưới bóng mát cây đa cổ thụ vẫn nguyên vẹn, giản dị, gần gũi, đại diện cho hình ảnh xã hội làng xã nông thôn truyền thống của người Việt Nam.

Thêm vài chục bước chân từ quảng trường nhỏ này, ta có thể mua một vé vào xem rối nước ở Nhà hát rối nước Thăng Long trên mặt phố Đinh Tiên Hoàng để trải nghiệm một loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm bản sắc của người Việt Nam. Môn nghệ thuật được hình thành từ nền văn hóa lúa nước độc đáo này thể hiện đậm nét đời sống văn hóa phong phú của đồng bằng bắc bộ Việt Nam.

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT)

Có thể nói quảng trường này và trục phố Đinh Tiên Hoàng là biên giới phân biệt khu 36 phố phường với “khu phố Tây”ở mạn đông thành phố. Năm 1883, người Pháp bắt đầu lên kế hoạch xây dựng Hà Nội và khái niệm quy hoạch đô thị mới ra đời trong thời gian này. Những con phố mang kiến trúc đặc thù phương Tây dần xuất hiện, đường xá dành cho xe có động cơ được xây dựng. Những tòa nhà văn hóa, trung tâm thương mại, công trình xã hội theo tiêu chuẩn người phương Tây mọc lên.  Trên cái nền vốn đã giàu có văn hóa bản địa, người Pháp đến và chồng thêm một lớp văn hóa phương Tây mạnh mẽ lên đấy, một lớp văn hóa hoàn toàn mới, tương phản, khiến Hà Nội trở thành một thành phố có lịch sử kiến trúc và đời sống tinh thần phong phú nhất Việt Nam như bây giờ.

Dấu ấn đậm nét nhất của cuộc thay đổi này là tuyến đường ray xe điện cắt qua quảng trường với nhà ga trung tâm (tòa nhà Hàm Cá Mập bây giờ) và đài phun nước nhỏ ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Đất nước Việt Nam thống nhất sau 1975 đã áp dụng mô hình kinh tế  đóng cửa, tự cung tự cấp mãi đến đầu những năm 90. Nền kinh tế  thị trường mở cửa mau chóng mang  đến nhiều thay đổi trong đời sống người Việt Nam, kiến trúc và xây dựng tất nhiên cũng tuân theo quy luật thay đổi của nền kinh tế.

Rỏ nét nhất ở quảng trường này là sự xuất hiện của toà nhà Hàm Cá Mập (xây dựng năm 1992). Được xây trên nền nhà xe điện cũ với chiều cao 5 tầng và tỉ lệ khối khá lớn so với tổng thể các công trình nhà phố lân cận. Có thể lấy thời điểm này làm điểm mốc cho một cuộc thay đổi mới. Thời kỳ bùng nổ kinh tế dẫn đến nhu cầu kinh doanh trên phố tăng cao cộng với những non nớt trong quản lý đô thi dẫn đến hệ quả là những mặt phố lộn xộn như hôm nay. Những ngôi nhà phố thấp tầng mau chóng được xây cao, tỉ lệ khối của từng ngôi nhà được tăng lên tùy theo nhu cầu của từng hộ cá thể mà hoàn toàn không tuân theo bất cứ một tiêu chuẩn quy hoạch nào.

Dân số và các vấn đề liên quan

Từ một vài con phố nhỏ buổi đầu với dân tiểu thương định cư ít ỏi, khu vực 36 phố phường ngày nay là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam với khoảng 1.000 người/ha. Đây là hệ quả của mô hình doanh nghiệp gia đình kiểu “cha truyền con nối” đặc trưng Việt Nam. Những căn nhà mái ngói 2 tầng truyền thống với mặt tiền trung bình 3-4m, sâu vài chục mét bị chia nhỏ qua các thế hệ trong gia đình. Người cha chia căn nhà làm nhiều phần, tỉ lệ với số người con trai ông có. Những người thừa kế tiếp tục chia phần của mình theo cách cha họ đã làm. Cứ thế họ chia ngôi nhà theo chiều ngang và cả chiều đứng cho đến khi nó thật sự không thể chia nhỏ hơn. Phá vỡ những mái nhà 2 tầng nhấp nhô truyền thống để tiếp tục xây lên cao dường như là cách giải quyết duy nhất khi dân số tăng theo cấp số nhân.

Ta có thể hình dung về căn nhà được hình thành với mục đích ban đầu là để buôn bán trên mặt đường và sinh hoạt phía sau với một chủ nhân duy nhất. Kết cấu ngôi nhà tự nhiên được gắn liền với sự ra đời của những thế hệ tiếp theo, khi diện tích kinh doanh là bất di bất dịch nhưng diện tích phục vụ sinh hoạt đòi hỏi phải tăng lên. Những dấu hỏi trong quy hoạch đô thị hiện đại từ đó được đặt ra với các nhà quản lý đô thị và cộng đồng dân cư tại đây. Liệu tập tục sống kiểu “cha truyền con nối” còn phù hợp với xã hội hiện đại hôm nay.

Mâu thuẫn giữa quan niệm sống và kết cấu đô thị hình thành tự phát, kết quả của sự thả nổi trong quản lý đô thị qua nhiều thời kỳ khiến cả khu vực này trở thành như ngày nay. Từ những con phố nhỏ cho người đi bộ, mô hình nhà thấp tầng từ thuở hình thành tuyệt nhiên chưa tồn tại khái niệm cho giao thông cơ giới và tốc độ gia tăng dân số, chúng ta có thể suy ra được mật độ giao thông, sự chồng chéo, tắc nghẽn nghiêm trọng của các loại xe cơ giới như xe buýt, ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ, người bán hàng trên những con đường chỉ rộng 5-6 m.

Kết cấu tiểu thương của khu 36 phố phường đặc thù cho đến ngày nay đủ sức chứng tỏ mô hình kinh doanh này vẫn đầy sức sống .Nhưng  hệ quả của sự phát triển tự phát là một khu vực lộn xộn về giao thông, lai tạp và xuống cấp trầm trọng về kiến trúc, dân cư sống chen chúc đến ngột ngạt trong những góc nhà bị chia nhỏ, ẩm thấp thiếu ánh sáng,  thiếu những tiêu chuẩn cơ bản về y tế, giao tiếp, giải trí và giao lưu văn hóa hằng ngày. Có thể thấy sau cuộc cải tạo đô thị của người Pháp tại đây, cho đến bây giờ vẫn không có một cuộc cải tạo nào khác ở quy mô “quy hoạch đô thị” .

Từ cái nhìn toàn cảnh, ta có thể thấy sự hấp dẫn về lịch sử, văn hóa, con người và di sản kiến trúc luôn tồn tại ở khu vực trung tâm thành phố này. Một khu vực đông đúc dân số và hỗn loạn về giao thông. Khu vực với nhiều tầng văn hóa giao thoa giữa người bản địa và người phương tây. Bất kể họ đến đây từ những thế kỷ trước với lý do chính trị hay ngày nay, với tư cách là những khách du lịch muốn khám phá về đời sống văn hóa bản địa.

Ở đâu đấy trong khung cảnh hỗn loạn tại đây, họ vẫn khám phá được những nét đẹp của một khu vực với lối sống cổ điển truyền thống của khái niệm đô thị ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Bất kể sự lộn xộn, xô bồ trên phố xá và khá nhiều phiền phức trong giao thông, họ vẫn tìm thấy những nét đẹp trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Cùng với sức sống của mô hình buôn bán phường hội theo tư duy tiểu thương của khu 36 phố phường, cách làm quy hoạch để buôn bán theo mặt đường được hình thành từ hàng nghìn năm trước cho đến ngày nay vẫn là mô hình được áp dụng đa số ở các đô thị trên khắp Việt Nam.

CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐỀ XUẤT

 

Mục tiêu đầu tiên nhóm thiết kế đưa ra là phải giải quyết được những vấn đề về giao thông chồng chéo ở đây và trao lại quyền tham gia giao thông cho người đi bộ ở khu vực này. Từ đấy quy hoạch lại những quảng trường văn hóa, nơi giao lưu văn hóa cộng đồng. Các khu vực tiểu thương được phục chế và kết hợp với thủ pháp quy hoạch hiện đại nhằm tôn vinh những giá trị di sản trong văn hóa kinh doanh và sinh hoạt của cộng đồng dân cư khu vực này; đáp ứng các nhu cầu bảo tồn kiến trúc, di sản, bảo tồn cơ cấu kinh doanh. Quy hoạch lại giao thông để biến cả khu vực này thành một điểm đến hấp dẫn nhất thủ đô cho dân bản địa và cả khách du lịch.

Giao thông cơ giới

Cơ cấu  đường giao thông cơ giới nhìn chung vẫn giữ nguyên nhưng được triệt tiêu những điểm giao cắt đông đúc bằng cách làm ngầm một số đoạn đường. Tuyến giao thông cơ giới một chiều như hiện trạng vẫn được giữ nguyên trên phố Cầu Gỗ và phố Hàng Dầu nhưng được nắn lại vỉa hè và phân làn xe buýt, xe o tô, xe máy và xe đạp.

Giao thông cơ giới một chiều quanh hồ bắt đầu được ngầm hóa từ đầu quảng trường Đền Bà Kiệu và kết thúc ở ngã ba Lương Ngọc Quyến nhằm bảo đảm kết cấu giao thông hiện trạng. Bên cạnh tuyến giao thông ngầm này là những bãi đỗ xe ngầm được đề xuất từ phố Đinh Tiên Hoàng đến quảng trường ĐKNT cho đến hết phố hàng Đào.

Với cách làm này, chúng ta có thể lập tức cảm nhận sự thông thoáng trong giao thông; người đi bộ có thể thảnh thơi dạo bộ.  Nhu cầu đỗ xe ô tô và xe máy cho người tham gia vào các sự kiện tại trên quảng trường và một phần dân cư sinh sống tại đây cũng được giải quyết triệt để.

Những tầng hầm đỗ xe có thể được xem là giải pháp cho nhu cầu hiện tại. Trong quy hoạch định hướng tương lai cho toàn khu 36 phố phường, theo đề xuất của nhiều chuyên gia quy hoạch đô thị cũng như nhóm thiết kế chúng tôi, khu 36 phố phường chỉ được bảo tồn toàn diện khi không còn giao thông cơ giới, trả lại cho người đi bộ những con phố được sinh ra cho việc đi bộ, mua sắm và ngoạn cảnh.

Lúc này ta hoàn toàn có thể chuyển đổi diện tích đỗ xe ngầm thành những khu mua sắm và dịch vụ công cộng.

A0-02

Dạo bộ trên cao

Một lớp lịch sử mới

Dù là một khu vực hỗn loạn về giao thông, những con phố tiểu thương vẫn mang nhiều điểm tích cực và cũng là sức sống chính của khu vực này. Như đã phân tích ở phần hiện trạng, mật độ dân cư sinh sống dày đặc ở các tầng trên của những ngôi nhà mặt phố buôn bán ở đây là một thách thức của việc bảo tồn.

Giải pháp được chúng tôi đề xuất là chuyển đổi những căn hộ chật hẹp trên cao thành những shop bán hàng bằng cách tạo thêm những đường dạo bộ trên cao, như những vỉa hè dạo bộ tiếp xúc với tầng thứ hai của các ngôi nhà. Với các đường dạo bộ trên cao này, diện tích kinh doanh được tăng lên gấp đôi, người đi bộ có thêm lựa chọn cho chuyến du hành của mình, những cư dân thừa kế thiếu may mắn sinh sống trong diện tích chật hẹp ở tầng trên bỗng nhiên có cơ hội được kinh doanh trong khu vực “tấc đất tấc vàng” này. Diện tích trên cao được chuyển đổi từ ở sang kinh doanh, đồng nghĩa với việc mật độ dân cư giảm xuống, nhu cầu giao thông cơ giới vì thế giảm theo và hơn hết là ta lại được nhìn thấy những con phố sạch sẽ, sinh động đông đúc người dạo bộ.

Với tuyến dạo bộ mới được thiết lập trên nền tuyến đường đi bộ cổ xưa, ta có thể nhìn thấy một lớp lịch sử mới được ra đời theo đúng nhu cầu phát triển với sự thay đổi của dân số và hoàn cảnh kinh tế mở cửa, giao lưu văn hóa và hội nhập.

 

Mặt bằng tổng thể

 

Những chiếc nhẫn của thời gian 

 

Từ bước nghiên cứu hiện trạng và căn cứ quy hoạch tuyến metro của thành phố, có thể thấy khu vực cổng đền Ngọc Sơn- quảng trường Đền Bà Kiệu là điểm đến thu hút số lượng lớn khách du lịch đi bộ tham quan. Trong tương lai gần, con số này chắc chắn sẽ tăng lên khi trạm dừng của tuyến metro ngầm được đưa vào hoạt động tại đây.

Từ những nhu cầu đó, nhóm thiết kế đề xuất thiết lập những trạm xe buýt xanh, chạy năng lượng điện như những trạm trung chuyển khách đến những tuyến xe buýt lớn nằm trong hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

 

Khi khảo sát di tích Đền Bà Kiệu và gốc đa cổ thụ phủ bóng xuống mái đền, chúng tôi ngay lập tức liên tưởng đến hình tượng “gốc đa mái đền” trong quy hoạch truyền thống các đơn vị làng xã ở đồng bằng bắc bộ Việt Nam. Họ luôn lấy ngôi đền, gốc đa trước khoảng sân lớn làm trung tâm làng, bao quanh là nhà cửa, ruộng vườn. Lớp ngoài cùng như một “bức tường” bảo vệ làng là hành lang cây xanh lâu năm.

Nhóm thiết kế quyết định biến khu vực này thành một “chiếc nhẫn bảo tồn” theo đúng mô hình làng xã lúa nước truyền thống của nông thôn đồng bằng bắc bộ, với mái đền và gốc đa làm trung tâm và khoảng sân nhỏ là nơi tổ chức các sự kiện truyền thống của “làng”. Những mảnh ruộng lúa nước thu nhỏ vây quanh và được bao bọc bởi hành lang cây xanh lớn tạo nên một vòng tròn làng xã khép kín, được cách ly khỏi tiếng ồn và những chuyển động giao thông cơ giới từ bên ngoài.

Những trạm thông tin du lịch, trạm xe điện xanh, khu đỗ xe đạp phục vụ công cộng được thiết lập ở vòng ngoài, liên kết với lối chính dẫn vào đền Ngọc Sơn từ quảng trường entry.

Những lối dẫn lên đường dạo bộ trên cao được bố trí cạnh các lobby chính vào quảng trường hoặc những điểm giao thoa của các quảng trường nhằm tạo ra những lộ trình hấp dẫn.

Băng qua khu bảo tồn “làng xã nông nghiệp”, khách bộ hành sẽ đến quảng trường rối nước trước cổng Nhà hát Rối nước Thăng Long. Tại đây, “chiếc nhẫn bảo tồn” thứ hai được thiết lập với những mặt nước thấp được thiết kế cho các sự kiện trình diễn rối nước ngoài trời, đồng thời là điểm đến hấp dẫn cho trẻ em được vui đùa với nước trong những ngày hè nóng nực.

Thật may mắn khi chúng tôi có thể tìm thấy ở hiện trạng những điều kiện để thiết lập một bảo tàng ngoài trời về nông thôn Việt Nam một cách đầy đủ nhất. Người đi bộ sẽ đi xuyên qua những cánh đồng thơm mùi lúa để thưởng lãm không gian nguyên thủy của nghệ thuật rối nước Việt Nam- môn nghệ thuật dân gian đặc sắc được hình thành trên những thửa ruộng lúa nước, gắn liền với đời sống sinh hoạt văn hóa của người nông dân đồng bằng bắc bộ, cái nôi của văn hóa dân gian Việt Nam.

Không gian lớn hơn tiếp theo được mở ra trên tuyến đi bộ là quảng trường sự kiện bên hồ Hoàn Kiếm – nơi người đi bộ có thể dừng chân và ngồi lại để ngắm toàn cảnh mặt hồ. Đây là nơi tổ chức các sự kiện ca nhạc ngoài trời của thành phố trong những dịp lễ lớn, nơi khuyến khích các nghệ sỹ trình diễn tự do thể hiện mình và hơn hết là một không gian rộng ngay giữa trung tâm thành phố được cách ly với tiếng động cơ trên phố xá.

“Chiếc nhẫn bảo tồn” cuối cùng là quảng trường ĐKNT. Điểm giao thoa giữa những thời đại trải dài 1000 năm lịch sử của Hà Nội sẽ được kết nối bằng một đường tròn dạo bộ trên cao. Nó ôm lấy đài phun nước và tòa nhà Hàm Cá Mập như lưu giữ những mốc lịch sử tại đấy. Từ đây, người đi bộ có thể lựa chọn toả ra các hướng khác nhau. Họ có thể xuyên qua phố hàng Đào để tiếp tục shopping hoặc rẽ phải để quay về điểm dừng metro, trạm xe buýt hay đi bộ lên đến tầng nóc của tòa nhà Hàm Cá Mập.

Lúc này, tòa nhà là một phần của cung đường tròn dạo bộ. Nó là điểm cao nhất mà người đi bộ có thể đến. Họ có thể chọn một trong nhiều hoạt động như shopping, triển lãm về lịch sử xe điện, triển lãm về phố cổ Hà Nội trong tòa nhà hay đơn giản là đi bộ lên tận mái nhà để ngắm cả khu vực từ điểm cao nhất.

Những dải lụa

Phố Hàng Đào lúc này cũng được trả lại như một khu shopping đúng nghĩa, người bộ hành có thể chọn cách gửi xe và đi lên từ tầng hầm, đi bộ vào từ mặt đường, hay thú vị hơn cả là bắt đầu hành trình mua sắm từ cao xuống thấp.

Hiện trạng con phố đặt ra những thách thức về việc bảo tồn kiến trúc tại đây. Khi Dấu tích lịch sử kiến trúc chỉ còn lại trên vài ngôi nhà trên con phố lô nhô nhà ống cao thấp. Những ngôi nhà còn nhiều giá trị lịch sử kiến trúc sẽ được phục chế. Hành lang dạo bộ trên cao lượn vòng qua nó, tạo ra những khoảng lùi và những góc nhìn toàn cảnh để khách bộ hành chiêm ngưỡng những ngôi nhà lịch sử.

Lấy cảm hứng từ những dải lụa đỏ- hình ảnh gắn liền với con phố này những ngày đầu hình thành, chúng tôi vẽ những đường cong nối từ các mái nhà để tạo thành một “dải lụa”- mái nhà chung cho toàn bộ con phố. “Dải lụa” này giúp điều hòa chiều cao của những ngôi nhà, nối kết những dãy nhà nhấp nhô thành một tổng thể bằng “dải lụa Hàng Đào”.

A0-03

Mặt đứng

Nhấp nhô Hà Nội Phố

 

Hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ nhất về phố cổ Hà Nội có lẽ là hình ảnh những mái ngói nhấp nhô. Hình ảnh này được ghi lại qua các bức tranh vẽ, những bưu ảnh ngày nay vẫn được treo đầy các hàng bán phở bình dân hay cafe vỉa hè tại Hà Nội. Bùi Xuân Phái, một trong những họa sỹ được yêu thích nhất ở Việt Nam đã dành phần lớn thời gian sáng tác của ông chỉ để vẽ về những mái ngói nhấp nhô ở phố cổ Hà Nội.

Chúng tôi kết nối lại những nhấp nhô trên mặt đứng của những khối nhà ống lộn xộn thành một mặt đứng tổng thể, chắt lọc từ những hình ảnh nhấp nhô cổ xưa trong hình ảnh về Hà Nội phố, những mặt phố lúc này hiện ra như từ nỗi nhớ của họa sỹ Bùi Xuân Phái khi vẽ phố cổ Hà Nội.


Bác Bảy

Vì non tay, tôi siết cái ê tô trên bàn khoan không chắc. Cái ê tô kẹp mũi dao máy tiện, những mũi dao tiện luôn được làm từ một loại thép cứng nhất vì nó luôn phải đủ cứng để cắt được tất cả các loại sắt thép còn lại. Chẳng hiểu vì lý do gì, ông chú nhờ tôi khoan cái cán dao tiện đấy. Có lẻ ông muốn thử sức tôi. Dù sao đi nữa thì đấy là việc quá khó với một thằng nhóc con mới cầm búa học nghề gò hàn, cơ khí được vài tuần.

Con dao tiện tuột khỏi cái ê tô, cán dao bị cái mũi khoan đã cùn cắm xuyên qua. Bàn tay tôi cũng bị mũi dao tiện kịp xẻ dọc một đường khá sâu, tôi kịp nhận ra cảm giác đau rát thì máu đã chảy mát cả cánh tay. Mát là thật, vì Tây Nguyên đang mùa khô, buổi trưa làm việc trong xưởng cơ khí đóng xe thật không dễ chịu chút nào.
Vừa lúc đấy thì Bác Bảy đánh chiếc xe tải Mecerdes của ông vào xưởng xe. Đấy là lần đầu tiên tôi được thấy con xe tải quân sự của Mecerdes, nghe đâu được sản xuất cho chiến tranh vùng vịnh, chuyên trị đường cát lún nên dân đi rừng Tây Nguyên rất khoái con xe này.

Đấy cũng là lần đầu tiên tôi gặp BB (Bác Bảy). Ông chỉ tiện đường ghé qua xưởng hỏi thăm ông chú tôi. Vừa xuống xe, ông thấy tôi ôm tay máu chảy, liền nhảy ngược lên cabin lôi xuống cái hộp cứu thương. Hai phút sau ông đã vệ sinh băng bó xong cho bàn tay vừa bị xẻ của tôi. Vết thương này chưa hẳn là vết sẹo to nhất trên người, nhưng có lẻ là vết sẹo tôi hay nhìn thấy nhất trên người vì nó nằm ngay trên bàn tay trái.

BB người tầm thước, tuy đã ngoài 50 nhưng nhìn vẫn có thể gọi là đẹp trai được. Trông cách ông ăn vận và trang bị đồ nghề thì biết là dân được đào tạo chuyên nghiệp. Qua ông chú, tôi được biết BB là sĩ quan lính Cộng Hòa, sau giải phóng ông không đi Mỹ, cải tạo về ông bỏ Sài Gòn lên Đak Lak đi rừng. Đi rừng chỉ dân đi khai thác gỗ, trong số hơn chục chủ xe đi rừng hay ghé xưởng chú tôi, BB có một phong cách khác xa đám còn lại. Phong cách ông toát lên là một người có học từng trải, biết sống và rất tay chơi. Thím tôi nói nội trong thị trấn trên trăm nóc nhà đã có 4-5 bà nhận là bồ nhí BB. Có thể nói ông là ngôi sao sáng nhất trong đám dân đi rừng hay qua lại thị trấn trên vùng Tây Nguyên.

Sau lần gặp mặt ấn tượng, BB với tôi bắt đầu thân nhau. Lần nào ghé xưởng ông cũng vứt tôi bao thuốc, rủ ngồi cabin con tải Mecerdes dạo vòng đồi thị trấn. Nên tôi thậm chí còn nhận ra tiếng pô con xe từ khá xa. Ở giữa rừng mà có một ông già hơn cả tuổi ông già mình kết bạn nên chuyện một thằng trẻ con nhớ tiếng ống pô xe BB là chuyện dễ hiểu.

Sau nhiều lần ngồi cabin tán nhảm, BB khuyên tôi nên về Sg, ông nói tôi không hợp với cái việc tôi đang làm, nên về Sg đi học thì hơn. Thậm chí tôi cảm thấy câu này như một mệnh lệnh chứ không phải là một lời khuyên. Thế là tôi về Sg. BB lại gọi điện tìm tôi ở Sg, lâu lâu ông cũng về Sg ở nhà vài tháng với bà vợ chính thức. Ông gọi tôi qua nhà ăn cơm, tôi khá bất ngờ vì trong nhà được bày biện rất sạch sẽ, giản dị nhưng quý phái và rất có gu. Trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh trong những lần tôi gặp BB trước đấy – người tôi lúc nào cũng dính đầy dầu nhớt trong bộ đồ lao động bẩn thỉu, BB thì chạy một con xe đầy bùn trong mùa mưa hoặc bốc lên mờ bụi lúc mùa khô. Bà vợ BB tuy có tuổi nhưng đẹp, mặn mà. BB nói ngày trước bà là giáo viên tiếng Anh. Có lẽ BB là người lính “Ngụy” đầu tiên làm tôi bắt đầu cảm thấy tò mò về cuộc suống của họ trước kia.

BB hay gọi tôi qua ăn cơm những lúc ở SG, lâu lâu cũng chạy qua tìm tôi rủ đi cafe hỏi chuyện học hành, thi thoảng dúi cho tôi ít tiền tiêu vặt. Cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao BB lại quý tôi. Lần cuối tôi gặp BB là ngày cuối bác ăn cơm ở nhà để mai lên rừng, bác gọi tôi qua ăn tối như mọi khi. Lúc ăn xong, bác đưa tôi ra cổng, dúi vào túi áo tôi hình như nhiều tiền hơn thường lệ, nói: “Mai bác phải lên trên kia, con cầm ít tiền cà phê.” BB ghé vào tai tôi, “Con kiếm mua giùm bác cái đĩa sex, lần sau về bác lấy mang lên cho anh em trên kia xem.”

Tôi khá lúng túng, dắt xe ra về mà thấy tai vẫn còn nóng bừng bừng vì không biết tìm đâu ra đĩa sex bây giờ?? Thậm chí lúc đấy mình còn chưa được xem phim sex. Không hiểu vì sao sau lần đấy không gặp lại BB nữa, có thể vì tâm lý của thằng mới lớn thấy xấu hổ khi không mua được đĩa sex hay vì một thứ gì đấy không giải thích được. Một phần có lẽ sau đấy BB cũng không còn liên lạc lại với tôi thêm nữa.

Lâu lâu nhìn bàn tay trái lại nhớ tiếng pô xe Bác Bảy.


Nàng Grappa

Nếu rượu là người tình thì Grappa quả nhiên là một người tình hoàn hảo nhất mà tôi từng biết. Nàng được làm từ nho, với cách lên men và chưng cất tương tự Brandy. Không có nhiều quý ông thích nàng vì nhiều lẻ, nhưng chính cũng do nàng kén người tình. Vị nàng rất mãnh liệt, nên nàng khá kén chọn môi để hôn, đầu lưỡi để bú mớm. Dân chơi nào nếu yêu nàng sẽ yêu ngay cái chạm môi đầu tiên, nàng sẽ đánh thức dục vọng với mùi hương chết người của nàng qua chạm lưỡi đầu tiên ấy. Thậm chí đến những bậc tu hành (vì chẳng may trước đấy chưa gặp nàng nên tu), cũng sẽ rung động rôì mạn phép phá giới để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trần truồng của nàng dù chỉ một đêm. May thay cho sự thanh khiết nàng vì không có nhiều bợm nhậu có thể cảm được nàng. Nàng xuất thân từ những nguyên liệu còn lại của các nàng rượu vang. Những bã nho, vỏ và hạt nho, linh hồn của những quả nho kết tinh thành nàng. Hẳn nhiên nàng không cao quý, không sang trọng và sành chơi như vang.Vì vốn dĩ nàng là phận thôn nữ, nhưng tôi yêu nàng hơn hết.
Nàng Grappa bắt nguồn từ Italia và lan truyền khắp chốn địa trung hải với cách chế biến tương tự nhau. Nho để làm vang sau khi được ép lấy nước, cốt, bã vỏ và hạt còn lại được dùng để lên men và chưng cất Grappa. Uống nàng có vị hơi gắt, hơi hăng hắc mùi của vỏ và hạt nho, có lẽ cả mùi mồ hôi và tất cả những gì tốt đẹp nhất từ đất. Khác với các nàng vang rườm rà và tẻ nhạt, Grappa nàng không lẫn vào đâu được, nàng cay nồng, đằm thắm, pha chút hoang dã thô ráp, chút chút giận hờn nữ ái, và hơn hết là nàng quyến rũ đến lặng người.
Sau khi uống vài cốc vang trắng rồi chuyển qua nàng Grappa thì bạn sẽ có một cảm giác tựa như vừa bước vào một cánh đồng nho từ một quán bar sặc mùi nước hoa của các cô nàng thành thị đỏm dáng, đỏng đảnh và buồn tẻ. Ở đấy, bạn sẽ gặp nàng Grappa hoang dại đang chổng mông hái nho. Mông nàng căng cũng tựa như nho đang mùa chín tới, mái tóc màu hạt dẻ của nàng lất phất trong gió, qua làn áo mỏng bạn có thể thấy đôi bầu vú nàng ửng hồng, mắt nàng mà xanh ngọc lục bảo đang mỉm cười. Rồi bạn có thể đi đến nắm tay nàng, đưa nàng đến chỗ gốc cây sồi già ở ngọn đồi phía trên kia những cánh đồng nho, nơi có thể nhìn thấy dòng La Dora đang lượn mình quyến luyến trôi. Bạn sẽ làm tình với nàng ở đấy.
Ngồi đâu đấy ở Aviglina, nhấm nháp Nàng với chút gió thổi lên từ dòng La Dora mang theo cả tiếng hát của nàng. Hôm nay phải đi tìm nàng.


Ăn Thịt Nai

Ở Tây Nguyên chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa mang ủng đi một đoạn thì chân đã nặng thêm hàng chục ký vì bùn dính. Mùa khô, tôi vẫn còn trẻ trâu, bước chân xuống xe đò từ Sài Gòn về thị trấn tây nguyên trong cái áo trắng thằng học trò cấp 3, vừa băng qua đường sau đám bụi mờ xe đò chạy làm bốc lên , cái áo trắng học trò của tôi đã nhuộm gần đỏ. Đã 15 năm trước, quốc lộ 14b lên tây nguyên đã không còn rừng, vừa qua biên giới Bình Phước đã thấy những cánh rừng bốc cháy. Người dân tộc, người kinh, dân kinh tế mới, dân đi rừng, lâm tặc, kiểm lâm ồ ạt kéo đến như dịch châu chấu …. Tất cả đều chung mục đích là đốt rừng, phá đất để sống. Từ cửa kính xe đò lên tây nguyên chỉ nhìn thấy lửa cháy rừng. Khói bốc lên, mọi thứ đều cháy. Tối hôm trước hẳn rừng vẫn ở đấy, sáng hôm chỉ còn những đống đất đen khô khốc, vừa ló mặt ra nhìn , cơn gió bốc lên thì mặt đã nhuốm đen. Cái áo trắng vừa bị nhuộm đỏ đã kịp thành đen chỉ sau một cơn gió khác. Tây Nguyên của 15 năm trước rồi, giờ có ai nhắc chuyện tây nguyên tôi lại rùng mình.

Một tuần đầu trên cái chòi gỗ phía dưới chân đồi, nhà mặt tiền quốc lộ 14b. Phía sau nhà là một quả đồi với đầy cổ thụ. Buổi sáng thức dậy hứng nước từ khe đồi chảy xuống, ngước lên đồi thấy cả hươu nai đang ấy nhau. Hươu cái làm bộ nhảy nhảy qua mấy đụn sim, Nai đực đến mon men rình rập…

Cảnh thần tiên ở tây nguyên mới 15 năm trước. Tôi ở chốn thiên đường đấy đâu được tuần. Đến lúc những xe múc đất được huy động từ Sài Gòn lên san múc đất ngọn đồi cho đại gia phố núi làm khách sạn. Sáng dậy cả đám thợ thuyền ra chân đồi đánh răng mới thấy ngọn đồi đã được san phẳng. Nai đực tưởng vẫn còn ngọn đồi bèn tung tăng bày đặt nhảy qua bụi sim. Nai đâu ngờ đồi sim mới bị san phẳng thành vực sâu 40m tối qua.

Bọn tôi đang đánh răng buổi sáng thì Nai rơi xuống, cả đám ôm lấy nai đực, đánh vật một lúc , 4 thằng thanh niên vồ con nai đực trong buổi sáng tây nguyên mùa mưa. Tất cả đều được tắm đất sét. Đến giờ mình vẫn thấy như 5 con thú đang bị nhồi bột để làm món tempura chiên giòn của Nhựt bổn. Cuối cùng bọn tôi cũng ôm được con Nai, đêm qua hảy còn mần tình với em Hươu. Mắt nó long sòng sọc, bọn tôi giết Nai, cái nướng, cái thui, cái hấp… Rượu bú thâu đêm.

Đám thợ lại đi sâu hơn vào rừng. Đốt rừng mở lối cho xe ủi, xe xúc, máy cưa, máy cắt vào rừng.

Chuyện ăn thịt Nai ở tây nguyên 15 năm trước


Tôi đi buôn lợn

Daysss's Blog

Tôi đi buôn lợn đường xa
Mua lợn nái sề bán lợn sữa tơ
Tôi đi buôn lợn đường thôn
Mang theo lợn giống, gieo hoang khắp đường
Làng bên lắm lợn nái sề

Cho con lợn giống rập rình tôi bem

Tôi chăn con lợn bên nhà
Chăm cho dái lợn nặng đầy ưu tư
Tôi chăn dái lợn nhọc nhằn
Chăm đuôi nó vểnh, chăm bìu nó căng
Tôi dạy cho nó mộng mơ
Đêm nằm căng dái, ngày nằm chổng cu

Tôi đi mua lợn đường xa
mua phải lợn làng hôm trước tôi chăn
Dái nó không hẳn đã thăng
tôi nhìn mặt nó, nó vồ tay tôi
con lợn dái to nhất làng
đôi mắt cũng biết mơ màng
chỉ vì nái lợn nên buồn mấy khi
tinh dái lợn rơi đường xa
ai vì kiếp lợn mà lòng xốn xang

ai vì con lợn dái to mà sầu…

Tôi đi…

Xem bài viết gốc 25 từ nữa