Thuật Ren Đơ

Render có thể tạm hiểu là sự mô tả. Nhưng dân làm kiến trúc ở Vn khi nói ”ren đơ” ý nói đã nhấn nút “render” trong phần mềm 3d. Sau khi nhấn nút này thì mọi người có thể thấy một bức ảnh về ngôi nhà tương lai trên thiết kế. Chuyện chỉ có vậy, nhưng dưới con mắt người làm thiết kế và dựng 3d không chỉ dừng ở đó, thậm chí nhiều phong cách kiến trúc mới ra đời cũng nhờ (chịu) ảnh hưởng từ đây.
Nếu xét kiến trúc là một môn nghệ thuật (như các bạn Châu Âu đỏm dáng vẫn đang làm) thì rõ ràng nó không dành cho số đông (tất cả mọi người). Có thể thấy điều đấy dễ thôi, bao nhiêu công trình xây dựng kỳ vỹ được xây lên trước đây rất lâu rồi, rất lâu trước khi có máy tính và các thuật rên đơ ra đời.
Cũng đơn giản thôi, kiến trúc ngày nay không dựng lên đền đài mà phục vụ nhiều hơn cho đời sống. Chuyện nó có trở thành nghệ thuật hay không còn tùy vào người dùng, người chủ nhân thật sự của công trình. Như tôi vẫn hay nghĩ về kiến trúc hiện đại, nó có đẹp hay không là tùy vào người chủ đầu tư chứ không phải kts. Ranh giới giữa những người giỏi và kém hơn một chút trong nghề cũng rất nhạt nhòa qua sự hỗ trợ của máy tính và các thuật ren đơ. Và cuối cùng, kiến trúc có phải một môn nghệ thuật không thì cũng chẳng có gì đáng ngại. Vì chắc chắn ít nhiều nó đã phục vụ con người, như những môn nghệ thuật khác cũng phục vụ con người. Kiến trúc đi vào đời sống, thuật ren đơ ra đời là điều tất yếu. Thương mại hóa kiến trúc là cánh đồng xanh mướt với đầy những “chú bò” Kiến trúc sư. Thuật Ren đơ là bước đệm cho nhiều bản hợp đồng thiết kế, nó giúp người chủ đầu tư dễ hiểu hơn khi xem thiết kế những ngôi nhà và cũng dễ dàng đưa ra nhận xét hơn. Tất nhiên người Kts cũng hưởng lợi không nhỏ từ thuật Ren đơ, nó giúp thiết kế nhanh hơn, ít phải dùng đầu hơn và nhiều khi chỉ vẽ mỗi cái mặt tiền và tận dụng bản vẽ trong thư viện là đã ký được hợp đồng.

Ví dụ rõ ràng nhất là bạn Ego của tôi, tôi biết nhiều khi ảnh thiết kế rất hay, vẽ tay và vẽ máy đều đẹp. Nhưng vấn đề là ảnh không bao giờ cố gắng để hoàn thiện một phối cảnh đẹp (như các renderman thường làm). Tôi đoán ảnh trượt nhiều hợp đồng cũng vì điểm này. Nên sau bao nhiêu năm hành nghề KTs, bạn Ego của tôi vẫn chưa trở thành đại gia như nhiều người cùng thời với ảnh. Khốn thay cái thuật ren đơ! Khốn thay ở chỗ, khi tất cả nhân dân cần lao và tầng lớp địa chủ đều nhìn thấy mọi tâm huyết của anh Ego từ bản vẽ đen trắng và loằng ngoằng (như các bạn thường thấy mà ít khi để ý) đã được ren đơ ra thành những phối cảnh không hoàn hảo, nó sẽ hơi thiếu cây, thiếu ô tô, thiếu trời mây và nhiều chim bay… Mặc dù mặt bằng của anh bạn Ego cực kỳ chặc chẽ, mặt đứng ảnh theo phong cách hậu hiện đại (đại khái là một phong cách kiến trúc giả cổ trá hình). Kiến trúc sư đầu tiên tôi chứng kiến đã bị đồng nghiệp bỏ lại chỉ vì thiếu sót với thuật ren đơ. Ví dụ thứ hai rõ ràng không kém là tôi, một người vẽ xấu hơn bạn Ego nhưng đã chịu khó dùng thuật ren đơ hơn. Nhưng không vì thế mà tôi trở thành đại gia. Nhiều khi tôi thấy mình đã gần đạt cảnh giới khi dùng đến thuật này, chủ đầu tư sẽ được thấy nhiều chim bay, ô tô chạy và nhiều cây (bằng 3d chứ không phải photoshop) khi tôi cố gắng lấy thêm một tí thư viện vào. Khi đã no say với những điều đấy, chủ đầu tư bắt đầu quay ra bình luận về phong cách kiến trúc. Khả năng tôi sẽ phải sửa lại nó nhiều lần là luôn luôn. Mỗi lần bấm nút ren đơ xong lại thấy nó xấu đi một ít :D. Có lần anh Bình Đức (tên ảnh trên mạng là Tequila, tên nghe thối vđ) bạn tôi nói “Nếu là người bình thường xem thì ông phải cho thêm cây bút lên cái bàn, cho vài chữ lên bảng phấn !” (khi xem bảng phối cảnh của tôi).

Đứng ở góc độ người xem cái phối cảnh thì tôi hoàn toàn nhất trí với ảnh, tôi chỉ hơi ấm ức vì chưa bao giờ tôi cố giãi bày với ảnh về nỗi buồn phiền của người ngồi làm ra nó. Một thằng thợ vẽ nhà cửa ở Vn đôi khi có thể làm việc bằng 5 thợ vẽ ở Tây nhưng mức thu nhập chắc bằng 1/5 thằng Tây. Thằng thợ vẽ ở Vn phải làm từ ý tưởng (có thể cop đâu đấy cũng được), giỏi tất cả các phần mềm (ăn cắp) để vừa dùng thuật ren đơ, vừa ghép photoshop, vừa làm các bản vẽ kỹ thuật, tính toán các khả năng về kỹ thuật, vốn đầu tư có khả thi không….Nhưng sau tất cả những nổ lực phi thường ấy, khả năng không mang lại tiền bạc luôn xảy ra, đi kèm với một tiến độ thời gian luôn gấp rút (mà sao ở VN cái đéo gì cũng cần rất gấp ). Tôi chỉ mong chủ đầu tư hướng suy tư của họ vào công năng và những điều đáng quan tâm thật sư trong thiết kế chứ không phải cái bút trên bàn hay cái chữ trên bảng, không phải cái xe, không phải mây và nhiều chim bay…, những thứ mà tôi có thể nói là đ. liên quan gì đến sự đẹp xấu trong thiết cho ngôi nhà được xây lên. Những thứ hay quên trong lúc lụt lội với tiến độ mà quên chưa cho vào khi dùng thuật ren đơ. Nói đến đây tôi mới thấy thương bạn Ego của tôi :D, một người từ chối thuật ren đơ .
Nếu thuật ren der mà dùng được ngoài đời, việc đầu tiên tôi sẽ làm là ren đơ cả Hà Nội bằng 1 màu sơn trắng và bầu trời thật xanh 

About daysss


5 responses to “Thuật Ren Đơ

  • Ha Zug Hiệp

    Brand Visibility (tập mẹ của Brand Identity) có thể tạm hiểu là chuẩn hình ảnh một thương hiệu. Nhưng dân làm thiết kế logo ở VN hay nói “vi zờ bi li ti” ý là đã lắp ráp xong một bộ hồ sơ hình ảnh đi kèm logo tương lai trên thiết kế. Chuyện chỉ có là vậy, nhưng dưới con mắt người làm thiết kế và lắp ráp không chỉ dừng ở đó, thậm chí những phong cách thiết kế logo mới ra đời cũng nhờ (chịu) ảnh hưởng từ đây.
    Nếu xét thiết kế logo là một môn nghệ thuật (như các bạn tây có nhân quyền vẫn đang làm) thì rõ ràng nó không dành cho số đông (tất cả mọi người). Có thể thấy điều đấy dễ thôi, bao nhiêu logo kinh điển được ra đời trước đây rất lâu rồi, rất lâu trước khi có máy tính và các thuật vi zờ bi li ti ra đời.

    Cũng đơn giản thôi, thiết kế logo ngày nay không vẽ nên sự tinh tế của thẩm mỹ mà trôi nổi nhiều hơn theo đời sống. Chuyện nó có trở thành nghệ thuật hay không còn tùy vào người dùng, người chủ nhân thật sự của thương hiệu. Như tôi vẫn hay nghĩ về thiết kế logo hiện đại, nó có đẹp hay không là tùy vào người chủ đầu tư chứ không phải designer. Ranh giới giữa những người tốt và kém hơn một ít trong nghề cũng rất nhạt nhòa qua sự hỗ trợ của máy tính và các thuật vi zờ bi li ti. Và cuối cùng, thiết kế logo có phải một môn nghệ thuật không thì cũng chẳng có gì đáng ngại. Vì chắc chắn ít nhiều nó đã phục vụ con người, như những môn nghệ thuật khác cũng phục vụ con người. Thiết kế logo đi vào đời sống, thuật vi zờ bi li ti ra đời là điều tất yếu. Thương mại hóa thiết kế logo là cánh đồng xanh mướt với đầy những “chú bò” Designer. Thuật Vi zờ bi li ti là bước đệm cho nhiều bản hợp đồng thiết kế hơn, nó giúp người chủ đầu tư dễ hiểu hơn khi xem demo những hình ảnh thương hiệu của mình và cũng dễ dàng đưa ra nhận xét hơn. Tất nhiên người Designer cũng hưởng lợi không nhỏ từ Thuật Vi zờ bi li ti, nó giúp thiết kế nhanh hơn, ít phải dùng đầu hơn và nhiều khi chỉ vẽ mỗi cái khung lắp tên mới vào và tận dụng bản vẽ trong thư viện là đã ký được hợp đồng.
    Ví dụ rỏ ràng nhất là bạn Ego của tôi, tôi biết nhiều khi ảnh thiết kế rất hay, anh vẽ tay và vẽ máy đều đẹp. Nhưng vấn đề là ảnh không bao giờ cố gắng để hoàn thiện một bộ hồ sơ đẹp (như các Visibilityman/Identityman thường làm). Tôi đoán ảnh trượt nhiều hợp đồng cũng vì điểm này. Nên sau bao nhiêu năm hành nghề Designer, bạn Ego của tôi vẫn chưa trở thành đại gia như nhiều người đương thời ảnh. Khốn thay cái thuật vi zờ bi li ti ! Khốn thay ở chỗ, khi tất cả nhân dân cần lao và tầng lớp địa chủ đều nhìn thấy mọi tâm huyết của anh Ego từ bản vẽ đen trắng và loằng ngoằng (như các bạn thường thấy mà ít khi để ý) đã được vectorized ra thành những trang present không hoàn hảo, nó sẽ hơi thiếu những hình phong thủy, hình trái đất nhiều kinh vĩ tuyến, mặt trời hoặc trái tim…Mặc dù hình học hữu cơ của anh Ego cực kỳ chặt chẽ, giao diện ảnh theo phong cách 2.0 (đại khái là một phong cách động đậy, bóng bẩy hóa logo). Designer đầu tiên tôi chứng kiên đã bị đồng nghiệp bỏ lại chỉ vì thiếu sót với thuật vi zờ bi li ti. Ví dụ thứ hai rỏ ràng không kém là tôi, một người vẽ xấu hơn bạn Ego nhưng đã chịu khó dùng thuật vi zờ bi li ti hơn. Nhưng không vì thế mà tôi trở thành đại gia. Nhiều khi tôi thấy mình đã gần đạt cảnh giới khi dùng đến thuật này, chủ đầu tư sẽ được thấy nhiều chi tiết theo ý thích của vợ hoặc mẹ mình, những hình phong thủy, hình trái đất nhiều kinh vĩ tuyến, mặt trời hoặc trái tim (style 2.0 chứ không phải flatdesign) khi tôi cố gắng lấy thêm một tí thư viện vào. Khi đã no say với những điều đấy, chủ đầu tư bắt đầu quay ra bình luận về phong cách đồ họa. Khả năng tôi sẽ phải sửa lại nó nhiều lần là luôn luôn. Mỗi lần sửa bộ hồ sơ vi zờ bi li ti xong lại thấy nó xấu đi một ít :D. Có lần anh Tinh Trì (tên ảnh trên mạng là Stephan Chow, tên nghe thối vđ) bạn tôi nói “Nếu là người bình thường xem thì ông phải cho thêm nốt nhạc nếu chim đang hót hoặc khói bay lên nếu đó là tách café !” (khi xem bản present của tôi).
    Đứng ở góc độ người xem trang present thì tôi hoàn toàn nhất trí với ảnh, tôi chỉ hơi buồn vì chưa bao giờ tôi cố giải bày với ảnh về nổi buồn phiền của người ngồi làm ra nó. Một thằng thợ vẽ logo ở Vn đôi khi có thể làm việc bằng 5 thợ vẽ ở Tây nhưng mức thu nhập chắc bằng 1/5 thằng Tây. Thằng thợ vẽ ở Vn phải làm từ ý tưởng (có thể cop đâu đấy cũng được), giỏi tất cả các phần mềm (ăn cắp) để vừa dùng thuật vi zờ bi li ti , vừa ghép photoshop, vừa làm các bản vẽ diagram, tính toán các khả năng về thi công có khả thi không….Nhưng sau tất cả những nổ lực phi thường ấy, khả năng không mang lại tiền bạc luôn xảy ra, đi kèm với một tiến độ thời gian luôn gấp rút (mà sao ở VN cái đéo gì cũng cần rất gấp). Tôi chỉ mong chủ đầu tư hướng suy tư của họ vào công năng và những điều đáng quan tâm thật sư trong thiết kế chứ không phải “nốt nhạc nếu chim đang hót hoặc khói bay lên nếu đó là tách café …”, những thứ mà tôi có thể nói là đ. liên quan gì đến sự đẹp xấu trong việc làm hình ảnh thương hiệu đàng hoàng lên. Những thứ hay quên trong lúc lụt lội với tiến độ mà quên chưa cho vào khi dùng thuật vi zờ bi li ti. Nói đến đây tôi mới thấy thương bạn Ego của tôi :D, một người từ chối thuật vi zờ bi li ti .
    Nếu thuật vi zờ bi li ti mà dùng được ngoài đời, việc đầu tiên tôi sẽ làm là vi zờ bi li ti cả Hà Nội bằng 1 chữ Hà Nội giản dị, tuyệt nhiên không phải kiểu Thư pháp chữ Việt đang bán chạy lâu nay.

  • lethanhbau

    Móa. Vẽ làm cái gì khi mà ý tưởng đã rất phê rồi. phải hông 2 bạn?
    Nghiêm túc tý con người đã đi quá xa đến nổi mà khi nhìn lại thì chẳng thấy gì ngay cả chính mình.

  • Ha Zug Hiệp

    Đều nguy hiểm như nhau cả nếu xét trên số người bị hại.

  • Mai Phương

    hí hí ngoại đạo dịch ra theo ngành của em thì là hàng có tốt mà presentation không tốt gói ghém không có đẹp đẽ thì cũng khó mà bán được, mà gói ghém đẹp đẽ xong bên trong rỗng thì cũng khó bán được. thế nên marketing cần cả chất lượng lẫn hình thức – làm một cái chiến lược ngon lành cho khách hàng mà thằng đứng lên trình bày nó lắp bắp thì cũng khó lắm.

Bình luận về bài viết này